[Hướng Dẫn] Cách Làm Sạch Giày Bị Mốc “Siêu Dễ”

Đôi giày là một vật dụng quen thuộc với chúng ta. Tuy vậy nếu như không được giữ gìn tốt có thể gây ra tình trạng mốc hỏng. Vậy cách làm sạch giày bị mốc như thế nào là đúng? Cùng SUSOPA tìm hiểu trong bài viết này ngay nhé.

Những lý do khiến giày bị mốc

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mốc ở giày đó là:

Quá trình bảo quản không đúng cách chuyên biệt

Điều này xuất phát từ những hành động của bạn đối với đôi giày. Tuy rằng đơn giản nhưng đây là những điều ảnh hưởng lớn đến chất lượng của sản phẩm.

Ví dụ, bạn đi mưa về nhưng để đó không hong khô hoặc có biện pháp nào bảo quản. Điều tất yếu là đôi giày của bạn sẽ bị mốc xanh đỏ lên chỉ trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, nếu đôi giày sử dụng thường xuyên mà không được giặt và phơi khô thì cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Những lý do này khiến gặp tình trạng trên
Những lý do này khiến gặp tình trạng trên

Môi trường quá ẩm, thông gió kém

Một đôi giày khô ráo cần để trong một môi trường thích hợp. Nhiều lúc đôi giày của bạn gặp vấn đề kể trên xuất phát từ phần để của nó.

Một nguyên nhân thường gặp cũng dẫn đến tình trạng trên là môi trường xung quanh bị ẩm ướt do thời tiết, hoặc để ở những nơi có quá nhiều hơi nước. Điều này vô hình chung trở thành nơi lý tưởng để nấm mốc phát triển, gây ra tình trạng nấm mốc trên giày của bạn.

Các loại giày hay gặp tình trạng mốc

Thông thường thì bất kỳ loại giày nào cũng có khả năng bị mốc. Tuy nhiên do yếu tố đặc thù thì thông thường những loại giày da lộn hoặc giày nhung khó bị mốc hơn.

Lý giải điều này thì những loại giày này có khả năng thấm nước thấp hơn do bề mặt được xử lý khéo léo. Các đôi giày thể thao khá là dễ mốc hơn vì thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi.

Tuy vậy, nếu đã bị mốc thì các loại giày da hoặc giày nhung sẽ khó xử lý hơn vì do chất liệu đặc thù. Bạn không thể sử dụng các hóa chất chuyên dụng để làm sạch được.

cách làm sạch giày bị mốc
Làm sao để giày hết tình trạng trên

Cách làm sạch giày bị mốc

Nếu đôi giày của bạn chỉ bị mốc nhẹ thì bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách sau đây ngay tại nhà nhé.

Sử dụng cồn để làm sạch

Đây là một cách khá là đơn giản khi cồn là một nguyên liệu có khả năng làm hết nấm mốc rất hiệu quả. Về các làm thì vô cùng đơn giản như sau:

Trước hết, bạn cần làm sạch và đôi giày của mình khô nhất có thể. Sau đó, cần sử dụng cồn pha ở một tỷ lệ phù hợp để tạo hiệu quả làm sạch tốt nhất. Thông thường thì tỷ lệ lý tưởng là 1:1.

Sử dụng khăn mềm nhúng vào dung dịch và chà lên phần giày bị mốc. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả sau một khoảng 1-2 lần làm tương tự.

Tuy vậy cách này chỉ áp dụng khi giày mốc nhẹ, có những vết mốc lốm đốm và mới mốc. Cho nên hãy luôn chú ý đến đôi giày của mình để sớm phát hiện. Từ đó giúp xử lý được nhanh chóng và sớm nhất để có được hiệu quả mong muốn.

Xem thêm >>> Địa Chỉ Dán Sole Giày “Siêu Chất Lượng & Bền Đẹp” 2022

Khoai tây cũng là một cách hay ho

Ngoài cồn thì đây cũng là một cách làm vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

Bước đầu tiên, bạn cần tiến hành làm sạch vỏ khoai tây và cắt thành từng lát từ 1 – 2 cm.

Sau đó, sử dụng những miến khoai tây đó chà nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ lên bề mặt cần xử lý. Việc này cần thực hiện liên tục đến khi vệt mốc biến mất.

Sử dụng lòng trắng của trứng gà hiệu quả cao

Dùng nguyên liệu này, bạn có thể đánh bay vết mốc cứng đầu. Đầu tiên hãy làm sạch toàn bộ bề mặt bề mặt giày. Sau đó thì cứ sau 30 phút bạn sử dụng phần lòng trắng thoa lên phần giày bị mốc.

Cách hoạt chất sẽ thẩm thấu và làm biến mất các vết nấm mốc. Xử lý sạch sẽ xong bạn cần giặt sạch và phơi khô. Tuy rằng hơi mất công một chút nhưng kết quả rất đáng để bạn thử.

Cách đánh bay vết mốc nhanh chóng
Cách đánh bay vết mốc nhanh chóng

Giấm ăn là một nguyên liệu không tồi

Với những vết mốc lớn thì áp dụng những cách trên thường không mang lại hiệu quả đáng kể. Do vậy, giấm ăn sẽ bạn giải quyết được tình trạng này. Giấm ăn là một nguyên liệu khá là quen thuộc những công dụng của nó lại có thể khiến bạn bất ngờ vô cùng.

Cách làm cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn cũng cần phải làm sạch và phơi khô giày. Chỉ khi đôi giày khô hoàn toàn thì bạn mới có thể thực hiện được các bước tiếp theo.

Lúc này bạn cần chuẩn tăm bông hoặc khăn mềm thấm giấm ăn để lau lên bề mặt đã bị mốc nặng. Lặp đi lặp lại đến khi hết.

Xem thêm >>> Cách Vệ Sinh Giày Da Lộn Bị Mốc – Không Phải Ai Cũng Biết

Dùng baking soda để làm sạch vết mốc

Thực sự có thể nói rằng bất kỳ ai cũng nên có sản phẩm này ở trong nhà. Bởi lẽ đây là một nguyên liệu có rất nhiều tác dụng tốt. Một trong số đó chính là việc đánh bay các vết mốc trên giày.

Cách thực hiện được làm như sau đây:

Bước đầu tiên, bạn cần tháo bỏ đi dây giày và tấm lót chân ra. Sau đó tiến hành làm sạch qua toàn bộ đôi giày. Các phần như lót giày, dây giày cần được tháo ra để ngâm xà phòng riêng.

Bước tiếp theo, bạn hãy sử dụng hỗn hợp bao gồm baking soda cùng với nước ấm. Liều lượng thì tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của vết mốc. Bạn có thể nhúng trực tiếp hoặc sử dụng bàn chải để thoa đều dung dịch này lên bề mặt bị mốc.

Cần ngâm giày trong nước khoảng 20 – 30 phút cho đến khi giày khô lại. Cuối cùng là giặt lại giày như bình thường và phơi khô hoàn toàn. Bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt trước và sau khi làm đó.

Susopa – Địa chỉ làm sạch giày chuyên nghiệp

Nếu đôi giày của bạn bị mốc khá nặng thì bạn hãy mang chúng đến những nơi làm sạch giày chuyên dụng. Một trong những địa chỉ uy tín mà bạn có thể tham khảo đó chính là SUSOPA.

Với những máy móc hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, cửa hàng luôn tự tin rằng sẽ chăm sóc tốt những đôi giày mà bạn yêu thích.

Không có đôi giày nào có thể khiến cửa hàng cảm thấy không xử lý được. Những đôi giày sạch như mới sẽ được đưa đến tận tay khách hàng. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng với những dịch vụ ở đây.

Địa chỉ làm sạch giày uy tín hàng đầu
Địa chỉ làm sạch giày uy tín hàng đầu

Trên đây là những thông tin có liên quan đến cách làm sạch giày bị mốc. Hy vọng với những gì mà SUSOPA đã đề cập trên đây sẽ mang đến những cách xử lý hay ho cho bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *