5+ Cách Làm Sạch Giày Vải “Nhanh Chóng & Đơn Giản”

Bạn thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh giày vải? Làm thế nào để vệ sinh giày vải dễ dàng, hiệu quả mà không làm hỏng đôi giày vải đẹp của bạn? Bài viết này Susopa sẽ hướng dẫn bạn cách làm sạch giày vải hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Khi nào cần làm sạch giày vải?

Giày vải là một món phụ kiện không thể thiếu đặc biệt là với các bạn trẻ. Giày vải giúp bạn dễ dàng di chuyển và mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Tuy nhiên giày vải lại rất dễ bẩn do chất liệu vải rất dễ ngấm nước và dính bẩn, nhất là với những ngày mưa.

Tùy vào tần suất sử dụng và mục đích mà tần suất giặt giày của mỗi người là khác nhau. Để giữ cho đôi giày của bạn luôn giữ được form dáng và tuổi thọ lâu hơn, bạn nên vệ sinh chúng nhiều nhất hai lần một tháng.

Vệ sinh giày vải như thế nào?
Vệ sinh giày vải như thế nào?

Cũng giống như giày thể thao thông thường, giày vải là loại giày dễ bám bẩn, việc vệ sinh thường xuyên là rất cần thiết để giữ cho đôi giày của bạn luôn sạch đẹp.

Khi vệ sinh giày thường xuyên, chúng ta có thể tránh những mùi hôi khó chịu, làm cho đôi giày trở nên mới hơn. Từ đó cũng khiến chúng ta tự tin hơn khi sử dụng giày.

5+ Cách làm sạch giày vải nhanh chóng và đơn giản nhất

Có rất nhiều mẹo giúp đôi giày vải của bạn tăng độ bền và đẹp hơn. Dưới đây là một số cách làm sạch giày vải an toàn và hiệu quả nhất.

Sử dụng kem đánh răng

Vì kem đánh răng có chứa chất tẩy trắng nên nó thường được dùng để làm sạch các vật dụng. Mẹo này rất dễ thực hiện.

Vệ sinh giày vải bằng kem đánh răng 
Vệ sinh giày vải bằng kem đánh răng

Thoa một ít kem đánh răng lên vết giày vải. Chà vết bẩn nhiều lần bằng bàn chải mềm. Không nên chà xát quá mạnh vì sẽ làm hỏng bề mặt giày. Sau khi chà, lau bằng khăn ẩm hoặc rửa lại bằng nước sạch. Phơi giày nơi thoáng mát để tránh ẩm mốc, mùi hôi. Đây là cách giặt giày vải rất dễ dàng và tiết kiệm, bạn có thể sử dụng thường xuyên để giày luôn sạch sẽ.

Trộn giấm và baking soda để làm trắng giày

Giấm và baking soda cũng là những nguyên liệu thường được dùng để làm trắng giày vải.

Cách làm như sau:

  • Trộn baking soda và giấm theo tỷ lệ 2:3.
  • Dùng bàn chải nhúng vào dung dịch để chà sạch bụi bẩn trên giày. Bạn nên dùng vải mềm để lau.
  • Giặt lại giày bằng nước sạch và phơi khô ở nơi thoáng mát.
Trộn giấm và baking soda để làm trắng giày
Trộn giấm và baking soda để làm trắng giày

Xem thêm >>> Những mẹo hay nhất để vệ sinh giày sneaker đúng cách sạch như mới

Sử dụng bột giặt

Phương pháp giặt giày vải bằng bột giặt được nhiều người sử dụng. Bột giặt có tác dụng tẩy trắng và đánh bay vết bẩn. Khi dùng để giặt giày sẽ giúp giày không bị ố vàng. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị một chậu nước ấm và hòa tan bột giặt vào trong nước.
  • Ngâm giày vào nước giặt.
  • Dùng bàn chải nhẹ nhàng chà sạch bụi bẩn trên giày.
  • Giặt lại giày bằng nước sạch và phơi khô ở nơi thoáng mát.

Làm sạch giày vải bằng cách sử dụng rượu trắng

Rượu trắng cũng là một phương pháp thường được sử dụng để xử lý vết bẩn trên giày vải. Pha rượu và nước theo tỷ lệ 1:1 rồi dùng bàn chải chà sạch vết bẩn. Ngoài ra, bạn có thể giặt giày bằng nước có cồn để loại bỏ vết ố vàng.

Tuy nhiên, không sử dụng rượu có nồng độ cồn cao. Nồng độ cồn cao ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc đôi giày của bạn.

Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng

Đây là cách hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng tới chất liệu đôi giày của bạn. Hãy xịt trực tiếp dung dịch lên vết bẩn trên bề mặt giày và dùng bàn chải chà nhẹ lên vết bẩn. Sau đó lau sạch bọt giày bằng khăn ẩm và để khô trong khoảng 10 phút trước khi sử dụng.

Những lưu ý khi làm sạch giày vải

Việc giặt giày vải sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nếu bạn biết cách giặt đúng cách. Để đảm bảo giày bền đẹp và không để lại vết ố khi giặt, bạn hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Khi giặt giày, chỉ sử dụng nước ấm, không dùng nước nóng. Nước nóng có thể làm biến dạng giày và khiến chúng bị mòn nhanh hơn.
  • Để làm khô giày vải của bạn đúng cách, chỉ phơi chúng ở nơi mát mẻ, thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp.
Phơi giày ở những nơi thoáng mát
Phơi giày ở những nơi thoáng mát
  • Sau khi giặt giày, bạn dùng giấy mềm để thấm hết hơi ẩm trong giày. Bạn có thể dùng giấy và nhét giấy vào bên trong giày. Sau đó phơi khô giày hoàn toàn ở nơi thoáng mát. Để giày khô rồi gỡ giấy ra nếu không, giấy sẽ dính vào bề mặt giày.
  • Một số chi tiết của giày có thể vẫn còn bẩn sau khi giặt. Bạn có thể dùng tăm bông nhúng vào sơn móng tay để làm sạch. Lưu ý là bạn chỉ cần lau nhẹ vết bẩn chứ không lau toàn bộ giày.
  • Hãy cẩn thận khi sử dụng chất tẩy rửa để giặt giày của bạn. Không sử dụng chất tẩy rửa đậm đặc ảnh hưởng đến độ bền của giày.

Xem thêm >>> Vệ sinh giày đúng cách – Những điều có thể bạn chưa biết?

Địa chỉ làm sạch giày vải uy tín – Susopa

Một đôi giày sạch sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn. Khi đến với Susopa, bạn sẽ được vệ sinh giày một cách chỉn chu, cẩn thận nhất mà không ảnh hưởng tới chất lượng của giày.

Susopa là một trong những địa chỉ hàng đầu tại Hà Nội về các dịch vụ vệ sinh, chăm sóc, sửa chữa, bảo vệ giày. Với đội ngũ nhân viên xuất thân từ những người yêu giày, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Cửa hàng vệ sinh giày chuyên nghiệp - Susopa
Cửa hàng vệ sinh giày chuyên nghiệp – Susopa

Với tôn chỉ TẬN TÂM & CHUYÊN NGHIỆP cùng đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, thường xuyên training cập nhật công nghệ mới, máy móc, trang thiết bị và các sản phẩm chuyên dụng phục vụ chăm sóc giày. Susopa mong muốn mang đến những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng!

SUSOPA – Dịch vụ vệ sinh giày, chăm sóc giày toàn diện

Cơ sở 1: Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.

Cơ sở 2: Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Cơ sở 3: 770 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Địa chỉ 4: 106 C4 Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân – Hà Nội.

SĐT: 0383 585 383

Website: https://susopa.com

Facebook: https://www.facebook.com/susopalab

Trên đây là những cách làm sạch giày vải nhanh chóng và đơn giản nhất. Nếu bạn muốn đôi giày của mình luôn được sạch sẽ và không ảnh hưởng đến chất lượng của giày thì hãy đến với Susopa để được phục vụ tận tình nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *